Tóm tắt nội dung
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động,… Đây được cho là loại từ khó phân biệt và xác định nhất. Để hiểu hơn về tính từ là gì và cách nhận diện nó thì mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Khái niệm về tính từ

Khái niệm về tính từ
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,…
Ví dụ:
- Tính từ chỉ hình dáng: vuông, tròn, méo, cong.
- Tính từ chỉ âm thanh: ồn ào, trầm, bổng, vang.
- Tính từ chỉ hương vị: thơm, thối, hôi, cay, nồng, ngọt, đắng, chua, tanh.
- Tính từ chỉ cách thức, mức độ: xa, gần, đủ, nhanh, chậm, lề mề.
- Tính từ chỉ lượng/dung lượng: nặng, nhẹ, đầy, vơi, nông, sâu, vắng, đông.
- Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu, sạch, bẩn, đúng, sai, hèn nhát.
- Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, hồng, nâu, đen, trắng.
- Tính từ chỉ kích thước: cao, thấp, lớn, nhỏ, bé, rộng, hẹp, dài, ngắn.
Tính từ là gì? Phân loại tính từ trong tiếng Việt

Phân loại tính từ
Dựa vào nội dung biểu thị, tính từ được phân thành: tính từ chỉ đặc điểm, tính từ chỉ tính chất, tính từ chỉ trạng thái.
Tính từ chỉ tính chất

Ví dụ về tính từ chỉ tính chất
Dùng để chỉ đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng. Bao gồm cả tính chất xã hội, hiện tượng cuộc sống hay thiên nhiên.
Tính từ này chủ yếu thể hiện những đặc điểm phẩm chất bên trong. Những thứ mà chúng ta không nhìn được, không quan sát hay sờ, ngửi được. Mà chúng ta phải quan sát, phân tích, tổng hợp mới có thể biết được.
Một số tính từ chỉ tính chất thường gặp như: Tốt, xấu, ngoan, hư, nhẹ, sâu sắc, thân thiện, vui vẻ, thiết thực, dễ gần, hào phóng, lười biếng, …
Ví dụ: Tính chất của nước là không màu không mùi, không vị. Tính chất của metan là nhẹ, không màu, không mùi.
-> Ở trường hợp này, tính từ dùng để để phân biệt sự vật này với sự vật khác.
Tính từ là gì? Tính từ chỉ đặc điểm

Tính từ chỉ đặc điểm
Là từ biểu thị đặc điểm của sự vật. Trong đó, đặc điểm là nét riêng biệt vốn có của một sự vật chẳng hạn người, con vật, đồ vật, cây cối, … Đặc điểm giúp chúng ta phân biệt các sự vật với nhau thường là:
+ Đặc điểm bên ngoài. Đây là nét riêng biệt của một sự vật, hiện tượng được nhận biết thông qua các giác quan (thị giác, xúc giác, vị giác,…) về màu sắc, hình dáng, âm thanh. Một số từ thông dụng như: cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ, tím, vàng, …
Ví dụ: Cái áo này rất nặng.
Đặc điểm bên trong. Đây là những nét riêng biệt đặc điểm mà qua quan sát, suy luận ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lý, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật,… Các từ chỉ đặc điểm bên trong thường được sử dụng như ngoan ngoãn, chăm chỉ, kiên định, …
Ví dụ: Hoa là một học sinh vô cùng chăm chỉ.
Tính từ chỉ trạng thái

Tính từ là gì?
Tính từ chỉ trạng thái là những từ chỉ tình trạng của con người, sự vật, hiện tượng trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Từ này biểu đạt hiện tượng khách quan trong cuộc sống. Một số tính từ trạng thái thường gặp: hôn mê, ốm, khỏe, khổ, đau, yên tĩnh, ồn ào…
Ví dụ:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.”
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Đoạn thơ trên sử dụng các từ “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” là các tính từ chỉ trạng thái.
Chức năng của tính từ là gì?

Chức năng của tính từ
Tính từ thường được kết hợp với danh từ, động từ để bổ sung ý nghĩa về mặt tính chất, đặc điểm và mức độ. Thông thường trong câu, tính từ biểu đạt những chức năng sau.
Tính từ có chức năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ
Chức năng bổ nghĩa cho danh từ là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản nhất của tính từ, giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ về sự vật, sự việc được nói đến.
Ví dụ: Trong câu “Quyển sách rất hay” tính từ hay được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ quyển sách.
Tính từ đóng vai trò là chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu
Ví dụ: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư là phẩm chất quan trọng của đạo đức cách mạng trong tử tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”.
Sau tính từ là thành phần nào?
Nhiều câu hỏi được đặt ra về tính từ là gì? Sau tính từ là những thành phần nào? Trong tiếng Việt, chúng ta dễ dàng thấy tính từ thường đứng sau thành phần danh từ. Khi sử dụng với thành phần chủ, vị ngữ đầy đủ thì sau tính từ là thành phần vị ngữ.
Vị ngữ trong tiếng Việt có thể là một động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ). Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là một danh từ hoặc cụm danh từ.
Như vậy, có thể kết luận là sau tính từ sẽ là động từ, cụm động từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Qua những chia sẻ trên của bài viết chắc hẳn bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về tính từ là gì? Từ đó, bạn nên biết cách vận dụng tính từ để diễn đạt thông tin, hình ảnh linh hoạt hơn.