Quan Hệ Từ Là Gì? Các Quan Hệ Từ Thường Gặp

Tìm hiểu về quan hệ từ
Đánh giá bài viết

Quan hệ từ là từ loại quan trọng có vai trò kết nối các thành phần trong câu. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nhận diện từ loại này. Để hiểu hơn về quan hệ từ là gì và ý nghĩa của nó thì mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Quan hệ từ là gì trong ngữ pháp tiếng Việt?

Tìm hiểu về quan hệ từ

Tìm hiểu về quan hệ từ

Theo từ điển tiếng Việt, từ là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ, là đơn vị nhỏ nhất có cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh. Câu là đơn vị ngữ pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết ngữ pháp với nhau. Do đó, từ và câu là hai yếu tố quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.

Quan hệ từ là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, cụm từ, bộ phận câu hoặc giữa các vế câu với nhau. Quan hệ từ là những từ không thể đảm nhiệm vai trò thành tố chính lẫn thành tố phụ trong cụm từ. Chúng không thể đảm nhiệm chức năng của thành phần câu mà chỉ thực hiện chức năng liên kết các từ, cụm từ hay các câu với nhau.

Các quan hệ từ thường được dùng là: và, với, của, hay, hoặc, tuy, nhưng, mà, thì, ở, tại, bằng, như, để, về,…

Một số quan hệ từ thường gặp

Quan hệ từ là gì? Ví dụ minh họa

Quan hệ từ là gì? Ví dụ minh họa

Để giúp bạn đọc hiểu hơn về một số quan hệ từ phổ biến thì chúng tôi sẽ đưa ra bảng so sánh sau đây.

Quan hệ từÝ nghĩaVí dụ
Quan hệ liệt kê.Tôi và Lan hôm qua vừa đi xem phim.
Quan hệ mục đích.Nhờ có bạn mà tôi học tốt hơn.
VớiChỉ quan hệ hướng tới đối tượng.Tôi và anh chấm dứt mối quan hệ từ đây.
Chỉ quan hệ định vị (địa điểm, đối tượng).Quán cafe ở đường Trần Hưng Đạo rất ngon.
TừChỉ quan hệ định vị (khởi điểm hoặc địa điểm xuất phát).Từ hôm nay tôi sẽ cố gắng học tốt môn Toán hơn.
BằngChỉ quan hệ về phương tiện, về trạng thái, cách thức hoặc nguyên liệu chế tạo.Anh sẽ yêu em bằng cả thanh xuân.
CủaQuan hệ sở hữu.Chiếc xe máy của bạn Lan rất đẹp.
NhưngQuan hệ tương phản.Trời hôm nay nắng nhưng không nóng.
NhưQuan hệ so sánh.Đôi mắt bạn xanh như ngọc.

Có những loại quan hệ từ nào?

Một số cặp quan hệ từ

Một số cặp quan hệ từ

Có 4 loại cặp quan hệ từ thường gặp như sau:

  • Quan hệ từ biểu thị nguyên nhân – kết quả.
  • Quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản.
  • Quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả, điều kiện, kết quả.
  • Quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến.

Mỗi cặp quan hệ từ sẽ có cách biểu hiện khác nhau đặc biệt là quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả. Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về cặp quan hệ từ này thì bài viết sẽ đi vào phân tích chuyên sâu.

Quan hệ từ là gì? Quan hệ từ chỉ nguyên nhân

Quan hệ từ chỉ nguyên nhân được dùng để dẫn nối các yếu tố có cấu tạo là danh từ (ngữ danh từ, đại từ), vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị).

Quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả được phân thành:

  • Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có lợi. Ví dụ: Nhờ anh giúp đỡ, tôi mới có được thành công.
  • Quan hệ từ chỉ nguyên nhân có hại. Ví dụ: Tại bạn mà tôi làm sai câu 1.
  • Quan hệ từ chỉ quan hệ trung hòa. Ví dụ: Dù tôi có nóng nảy, anh cũng chẳng dám đụng đến tôi vì tôi to con.

Quan hệ từ chỉ kết quả

Quan hệ từ chỉ điều kiện kết quả

Quan hệ từ chỉ điều kiện kết quả

– Một số quan hệ từ kết quả: Nên, mà, cho nên.

– Các quan hệ từ kết quả biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả, hậu quả vừa nói đến.

Ví dụ: Chả lẽ vì một chút tự ti mà mày vứt bỏ hoài bão của mình.

Cách sử dụng quan hệ từ

Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Những trường hợp thiếu quan hệ từ thì câu văn sẽ thay đổi và không rõ nghĩa.

Ví dụ: Hôm nay, tôi làm việc ở công ty. Ví dụ này bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Bởi nếu không dùng từ “ở” thì câu sẽ bị thay đổi nghĩa thành “Hôm nay, tôi làm việc công ty”.

Ngoài ra, với một số trường hợp cũng không nhất thiết phải dùng quan hệ từ. Ví dụ: Chúng em tin tưởng ở năng lực của cô. Với câu này dù không dùng từ “ở” thì nghĩa của câu cũng không thay đổi.

Bài tập về quan hệ từ

Bài tập về quan hệ từ

Bài tập về quan hệ từ

Để giúp các em học sinh hiểu hơn về quan hệ từ là gì thì có thể tham khảo bài tập sau đây.

Yêu cầu: Tìm quan hệ từ được sử dụng trong đoạn văn dưới đây:

Các bạn! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi băn khoăn và ngậm ngùi. Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng chiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy. Trong những ngày hòa bình vừa lập lại, tôi cùng về thăm quê với một người bạn…” (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng).

Gợi ý trả lời:

  • Và: Liệt kê cảm xúc của tác giả mỗi khi nhìn thấy cây lược ngà.
  • Nhưng: Thể hiện sự tương phản, tăng sức gợi cảm và nhấn mạnh cảm xúc của tác giả khi nhớ về một kỷ niệm.
  • Như: So sánh mức độ xúc động của tác giả.
  • Với: Hướng đến đối tượng người bạn.

Qua những phân tích trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về thành phần quan hệ từ là gì? Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn.