Tóm tắt nội dung
Hoàng hôn là một khoảnh khắc rất lãng mạn cho những cặp đôi yêu nhau. Nhưng nó cũng đem đến cảm giác bình yên khó tả. Vậy thơ về hoàng hôn là như thế nào và có những bài thơ tiêu biểu nào? Theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu ngay.
Hoàng hôn là gì?
Hoàng hôn là một thuật ngữ dùng để chỉ một khoảng thời gian khi mặt trời bắt đầu lặn dần. Đây là thời khắc chuyển giao giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ngày và đêm. Từ đó hoàng hôn trở nên khá đặc biệt.

Hoàng hôn trên cánh đồng
Hoàng hôn là ranh giới giữa bóng tối và ánh sáng. Khi mặt trời bắt đầu lặn, những thế lực đen sẽ xuất hiện. Vì thế, nó là lực lượng cuối cùng của ánh sáng và mang lại sự tích cực. Nó là một cách tự nhiên nhắc nhở mỗi chúng ta về cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác.
Nếu như không có hoàng hôn thì một ngày trôi qua sẽ không trọn vẹn. Đó là chu kỳ lặp đi lặp lại, miễn là trái đất vẫn quay và vẫn đứng vững như cũ. Khi một chu kỳ bắt đầu, nó được biểu thị bằng mặt trời mọc và khi kết thúc sẽ là hoàng hôn.
Hoàng hôn ngập tràn những gam màu ấm áp và gợi cảm giác vừa trọn vẹn vừa huyền bí. Có nhiều điều chỉ xảy ra sau khi mặt trời lặn và màn đêm buông xuống. Cũng có thể nói rằng, hoàng hôn có thể là một cầu nối giữa tâm trí vô thức và ý thức con người. Vô thức khi màn đêm buông xuống và ý thức khi có ánh sáng mặt trời xuất hiện.
Khi nhìn thấy hoàng hôn, mọi người bỗng thấy nhẹ nhàng, thanh thản sau một ngày dài đầy áp lực.
Thơ về hoàng hôn trong thơ của Thôi Hiệu
Thôi hiệu sinh ra và lớn lên vào những năm của thời Sơ – Thịnh Đường. Ông có tính tình phóng khoáng và thích đi ngao du sơn thủy. Thơ của ông mang lại những ý nghĩa sâu sắc. Đặc biệt là bài thơ “Hoàng Hạc lâu”, tác phẩm này đã đưa Thôi Hiệu lên đỉnh cao của thơ ca. Bài thơ vừa là một bức tranh mô tả cảnh đẹp ở lầu Hoàng Hạc, nó vừa bộc lộ nỗi nhớ quê hương.
Thật không thể nào nói hết được cảnh sắc mỹ lệ của các buổi hoàng hôn trong thi ca. Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc lâu” đã một lần nữa miêu tả cảnh hoàng hôn trên bến.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Bạn lên đường từ lầu Hoàng Hạc trong một buổi hoàng hôn với khói sương mờ mịt. Người đã buồn cảnh càng thêm buồn. Trước sông dài trời rộng, một mình phải đối diện với chính mình, đối lập với không gian quá rộng. Thêm bóng hoàng hôn nối liền trời và đất, không gian ấy càng thêm trải dài vô tận. Nó đủ sức gây cho con người một nỗi buồn vô biên.

Thơ về hoàng hôn trên sông
Hoàng hôn trong thơ của Đỗ Phủ
Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ nổi tiếng dưới thời nhà Đường. Ông cùng với nhà thơ Lý Bạch trở thành hai thi nhân vĩ đại nhất của văn học Trung Hoa. Tài năng và đức độ tuyệt vời của ông mãi đến nay vẫn còn được ca ngợi và suy tôn là Thi thánh. Những tác phẩm thơ của ông hay và nổi tiếng thời đó, đặc biệt là bài “Thương đầu sông”. Bài thơ này có những lời tâm cảm đầy bi thương, ảo não trước bóng hoàng hôn nơi đất khách.
Hoàng hôn Hồ kỵ trần mãn thành,
Dục vãng thành nam vọng thành bắc.

Thơ về hoàng hôn trên biển
Trên đường đời vạn khổ, một buổi chiều đứng lại trước hoàng hôn cô tịch. Ông cảm thấy thương mình biết bao mà nước mắt không ngừng tuôn chảy. Có tài trí nhưng không giúp ích được gì, thậm chí phận mình cũng phải nổi trôi. Hình ảnh bóng hoàng hôn chính là một dòng thời gian sắp đến thời khắc tận cùng. Nó tạo cho li khách một cảm giác ảo não đến tuyệt vọng. Hoa nước trên sông cứ trôi đi và không biết đâu mới là bến bờ. Mừng rỡ nghe tiếng ngựa Hồ về trong buổi hoàng hôn hóa ra chỉ là ảo vọng. Lạc lõng bước đi trên đường đời buồn càng thêm buồn.

Hoàng hôn giữa lòng thành phố
Đỗ Phủ mang một tâm tư lớn, muốn đem sức giúp cho đời nhưng phận bạc nổi trôi. Vậy nên ông đành gửi niềm tâm cảm vào thơ ca. Ông thường lấy các bối cảnh hoàng hôn để thể hiện cái chí lớn chưa thành.
Thơ về hoàng hôn trong thơ của Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông là một ông vua yêu nước, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi. Ông theo đạo Phật, năm 1299, ông về tu tại chùa Yên tử. Ông trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ông cũng là một nhà thơ nhà văn hóa tiêu biểu. Các tác phẩm của ông mang giá trị văn hóa rất cao, đặc biệt là bài “Thiên Trường vãn vọng”.

Nét đẹp khi hoàng hôn buông xuống thật đẹp
Qua bài này, ông lại thấy được cái mờ ảo và vi diệu của buổi hoàng hôn nên nền đồng quê yên ả.
Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên
Bán vô, bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Sự mơ hồ đủ sức gọi lên trong lòng thi nhân sự rung cảm khác thường. Bóng chiều tà nửa như có nửa như không, mờ ảo như đang trong chốn lạ lùng. Thực sự, hoàng hôn phủ lên cảnh vật một màu sắc chưa từng có. Chỉ trong khoảnh khắc thôi nhưng đã đủ làm hồn ta đắm chìm. Thời gian như ngừng lại trong khói biếc.

Hoàng hôn là một nét đẹp rất kỳ vĩ của thiên nhiên
Hình ảnh bóng hoàng hôn và quê hương đã tạo nên một cặp ăn ý khiến nhà thơ nào cũng muốn viết về nó. Bất cứ một nhà thơ nào cũng sẽ khát khao để tìm thấy một sức mạnh từ cảnh hoàng hôn. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ biết thêm được nhiều hơn bài thơ về hoàng hôn.