Tóm tắt nội dung
Lá tía tô ngoài làm gia vị cho các món ăn thì còn là dược liệu quan trọng của y học. Nhiều bài thuốc dân gian từ lá tía tô có thể chữa bệnh hen suyễn, dị ứng, tiêu hóa, … cực kì hiệu quả. Để biết thêm những tác dụng lá tía tô với sức khỏe thì mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Giới thiệu về cây tía tô

Cây tía tô
Tía tô là một trong 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi giống như cây húng. Loài tía tô mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á trong đó bao gồm Việt Nam.
Cây tía tô là cây thảo, cao 0,5-1m. Lá cây mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía có khi hai mặt đều tím hay màu nâu, xanh lục và có lông nhám. Hoa tía tô mọc thành cụm ở đầu cành, màu trắng hoặc tím. Lá tía tô có quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.
Tác dụng lá tía tô là gì?
Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ lá tía tô. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô có thể điều trị cúm, hen suyễn, ngộ độc thực phẩm, virus đường hô hấp,… Có thể kể đến những công dụng sau đây.
Chống dị ứng, bảo vệ hệ thần kinh

Lá tía tô làm giảm dị ứng, mề đay
Chiết xuất từ lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Thành phần Omega-3 trong lá tía tô tương đối cao có thể chống viêm, chống oxy hóa. Đồng thời cung cấp nguồn năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức cho não bộ.
Đặc biệt, Omega-3 nếu được hấp thụ hằng ngày còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.
Tác dụng lá tía tô – Chống lại các tác nhân gây hại đường hô hấp
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất lá tía tô có thể ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2. Vì điều này mà lá tía tô trở thành dược liệu ngăn ngừa sự sinh trưởng của virus SARS-CoV-2. Đồng thời cũng là dược liệu ngăn ngừa các loại virus gây hại đường hô hấp khác.
Chiết xuất lá tía tô còn giúp điều trị bệnh hen suyễn cực tốt. Nó giúp tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi.
Chiết xuất lá tía tô giúp làm đẹp da
Hoạt chất Priseril của lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da. Nếu xét ở phương diện này thì lá tía tô giúp cho da sáng và đều màu hơn. Mặt khác, thành phần vitamin E trong lá tía tô còn giúp tăng cường độ ẩm, sự mịn màng cho da.
Tác dụng lá tía tô – Tốt cho hệ tiêu hóa

Lá tía tô tốt cho tiêu hóa
Theo khảo sát có đến 20% dân số từng gặp các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa. Có thể kể đến chứng đau thượng vị, đầy hơi, chậm tiêu. Tuy nhiên khi sử dụng lá tía tô thì các bệnh về tiêu hóa và táo bón nhẹ được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, lá tía tô cũng có tác dụng đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Lá tía tô giảm triệu chứng trào ngược dạ dày
Phòng ngừa bệnh ung thư
Lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô có khả năng chống lại tế bào ung thu.
Giảm phiền muộn, lo âu
Một tác dụng lá tía tô mà ít người ngờ đến là giảm phiền muộn. Đây là một trong các loại thảo mộc tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Nếu bạn hít tinh dầu tía tô thường xuyên thì có thể giảm stress, căng thẳng, trầm cảm.
Ổn định những bệnh lý tự miễn dịch

Lá tía tô hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp
Dầu hạt tía tô chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic. Đây là chất hữu ích để kiểm soát tình trạng như viêm khớp dạng thấp, hen suyễn.
Theo một nghiên cứu, bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn có thể điều trị bằng dầu hạt tía tô. Loại dầu này có tác dụng ức chế co thắt đường thở để phản ứng với chất kích thích hít phải. Đồng thời ức chế sự di chuyển của bạch cầu vào phổi, ngăn ngừa sốc phản vệ.
Những bài thuốc từ lá tía tô
Bài thuốc chữa đau bụng: Giã lá tía tô rồi lọc lấy nước uống. Hoặc có thể sắc 10g tía tô khô để uống.
Chữa dị ứng: Giã nát lá tía tô rồi xát vào chỗ bị dị ứng, mẩn ngứa. Hoặc sắc nước từ lá tía tô rồi đem rửa bên ngoài da.
Chữa ho, tức thở: Sắc hạt tía tô, hạt cải thìa , hạt củ cải liều lượng bằng nhau rồi tán bột, trộn đều. Ngày uống 9g, chia 3 lần.
Giải cảm: Dùng một nắm lá tía tô tươi cùng 3 lát gừng, 2 củ hành thái nhỏ cho vào bát. Sau đó đập vào một quả trứng gà và cho cháo nóng vào, trộn đều lên là có thể ăn.
Cách nấu nước lá tía tô bồi bổ sức khỏe

Hướng dẫn cách nấu lá tía tô
Khi biết tác dụng lá tía tô là gì với sức khỏe thì nhiều người muốn biết cách chế biến loại dược liệu này. Để nấu nước tía tô thì bạn chỉ cần lấy lượng lá vừa đủ. Sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối rồi cho 2 lít nước lọc vào đun sôi.
Chờ hỗn hợp trên sôi lại trong 2 phút thì tắt bếp, để nguội rồi chắt vào bình sạch. Tiếp đó bạn cho thêm 3 lát chanh tươi, đậy nắp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh là có thể sử dụng.
Chắc hẳn những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được công dụng từ lá tía tô. Hy vọng những chia sẻ trên của bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.