Trạng Ngữ Là Gì? Ví Dụ Và Bài Tập Về Trạng Ngữ

Trạng ngữ là gì? Bài tập vận dụng
Đánh giá bài viết

Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho các thành phần chính của câu. Trạng ngữ có thể chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, … Để hiểu thêm về thành phần trạng ngữ là gì thì bạn có thể tham khảo những điều dưới đây.

Định nghĩa về trạng ngữ

Tìm hiểu về trạng ngữ

Tìm hiểu về trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. Cũng có thể hiểu trạng ngữ là thành phần trong câu để trả lời cho các câu hỏi:

  • Trạng ngữ chỉ thời gian: Khi nào?
  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ở đâu?
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì sao?

Trạng ngữ là gì? Các loại trạng ngữ thường gặp

Các loại trạng ngữ thường gặp

Các loại trạng ngữ thường gặp

Có 5 loại trạng ngữ thường gặp. Đó là:

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ có tác dụng chỉ rõ địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc, hành động xảy ra trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn thường trả lời câu hỏi “ở đâu?”

Ví dụ: Ngoài đồng, mấy chú chim đang bắt sâu. Ở câu này trạng ngữ là “trên cây”.

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ thời gian có tác dụng chỉ thời gian của sự việc, hành động đang diễn ra trong câu. Thường có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi về thời gian như: Khi nào? Mấy giờ? Bao giờ?

Ví dụ: Hôm qua, tôi đi xem phim với Lan. -> Hôm qua là trạng ngữ chỉ thời gian.

Trạng ngữ là gì? Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có độ dài hơn so với các loại khác do phải giải thích, nêu ra lý do tại sao trong câu lại diễn ra như vậy. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường trả lời cho các câu hỏi: Tại sao? vì sao? do đâu?

Ví dụ: Vì trời mưa nên lớp tôi không đi lao động. -> Vì trời mưa là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Trạng ngữ chỉ mục đích

Trạng ngữ chỉ mục đích giúp các thành phần phụ trong câu được hoàn chỉnh. Nó chỉ mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích thường trả lời cho các câu hỏi: Vì cái gì? Để làm gì? Mục tiêu là gì?

Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Lan cố gắng học tập chăm chỉ. -> Để đạt học sinh giỏi là trạng ngữ chỉ mục đích.

Trạng ngữ chỉ phương tiện

Trạng ngữ chỉ phương tiện được sử dụng nhằm làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người… trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện thường đi kèm các từ “bằng” hoặc “với”. Nó thường trả lời các câu hỏi với cái gì? bằng cái gì?

Ví dụ: Bằng tấm chân tình, Nam đã chinh phục được crush. -> Bằng tấm chân tình là trạng ngữ chỉ phương tiện.

Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ là gì?

Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

Một câu thường có một hoặc nhiều trạng ngữ. Mỗi trạng ngữ sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau. Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, ở giữa hoặc cuối câu. Vì vậy, để nhận biết đâu là trạng ngữ thì cần dựa vào hình thức lẫn ý nghĩa.

  • Về hình thức: Trạng ngữ được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy.
  • Về ý nghĩa: Trạng ngữ có thể chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích.

Bài tập về trạng ngữ

Để giúp các bạn học sinh hiểu rõ thêm trạng ngữ là gì thì có thể tham khảo những bài tập sau:

Bài tập 1: Tìm và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong những câu sau

  1. a) Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
  2. b) Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
  3. c) Để đạt thành tích tốt, Lan đã cố gắng rất nhiều.
  4. d) Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

Hướng dẫn trả lời:

  1. a) Trạng ngữ chỉ thời gian: những ngày giáp Tết, trạng ngữ chỉ nơi chốn: trong các chợ hoa.
  2. b) Trạng ngữ chỉ thời gian: khi mùa thu sang, trạng ngữ chỉ nơi chốn: khắp nơi.
  3. c) Trạng ngữ chỉ mục đích: để đạt thành tích tốt.
  4. d) Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức: bằng đôi cánh dang rộng.

Bài tập 2: Tìm trạng ngữ trong những câu dưới đây. Những trạng ngữ này trả lời cho câu hỏi gì?

Trạng ngữ là gì? Bài tập vận dụng

Trạng ngữ là gì? Bài tập vận dụng

  1. a) Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc ly kì tưởng chừng như ai đang cười nói.
  2. b) Trên cành cây, chim đậu trắng xóa.
  3. c) Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

Hướng dẫn trả lời:

  1. a) Trạng ngữ là “trên vòm lá” trả lời cho câu hỏi: “gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kỳ tưởng chừng như ai đang cười nói ở đâu?”
  2. b) Trạng ngữ là “trên những cành cây”. Trả lời cho câu hỏi: “chim đậu trắng xóa ở đâu?”
  3. c) Trạng ngữ là:” giữa cánh đồng”. Trả lời cho câu hỏi: “đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu?”

Bài tập 3: Tìm trạng ngữ trong các câu sau

  1. a) Trong vườn, muôn hoa đua nở.
  2. b) Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bón.
  3. c) Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.

Đáp án:

  1. a) Trạng ngữ là “Trong vườn” chỉ nơi chốn.
  2. b) Trạng ngữ là “Ngày xưa” chỉ thời gian.
  3. c) Trạng ngữ là “Một ngày đầu năm” chỉ thời gian.

Qua những lý thuyết và bài tập trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được trạng ngữ là gì? Hy vọng bạn sẽ nắm vững những kiến thức của ngữ pháp tiếng Việt.