Thành Ngữ Là Gì? Phân Biệt Thành Ngữ Và Tục Ngữ

Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ là gì?
Đánh giá bài viết

Chắc hẳn bạn đã nghe đến những thành ngữ: “Gieo gió gặt bão”, “ếch ngồi đáy giếng”, “dĩ hòa vi quý”, … Thế nhưng bạn đã hiểu rõ vai trò, đặc điểm của thành ngữ là gì? Thành ngữ khác tục ngữ ra sao? Dưới đây là những giải đáp dành cho bạn.

Khái niệm thành ngữ

Tìm hiểu về thành ngữ

Tìm hiểu về thành ngữ

Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể là nghĩa đen từ các từ tạo nên nó nhưng thông thường được thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …

Về mặt ngữ pháp, thành ngữ chưa được coi là một câu hoàn chỉnh. Bởi vì nó chưa có đủ cấu tạo hay một sự phê phán nào. Do đó, thành ngữ thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và giáo dục.

Vai trò của thành ngữ là gì trong câu?

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hay thành phần phụ như cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ trong câu.

Thành ngữ được cấu tạo ngắn gọn, hàm súc, có tính biểu cảm cao nên có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư, tình cảm của người nói, người viết.

Ví dụ: Ếch ngồi đáy giếng. Thành ngữ này mượn hình ảnh con ếch nằm ở giếng sâu chỉ nhìn được miệng giếng nhỏ hẹp mà tưởng là cả bầu trời. Câu này dùng để chỉ những người hiểu biết nông cạn, chỉ biết đứng một chỗ mà tự cho mình là nhất.

Thành ngữ ếch ngồi đáy giếng

Thành ngữ ếch ngồi đáy giếng

Hoặc ví dụ trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương có sử dụng thành ngữ như sau:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

Đoạn thơ trên sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người vợ. Tấm thân của người vợ chẳng khác gì tấm thân cò lặn lội kiếm ăn. Hình tượng con cò gầy guộc ám chỉ sự khắc khổ mà người vợ trải qua. Nhờ sử dụng câu thành ngữ này mà Trần Tế Xương đã thể hiện sự xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của vợ.

Đặc điểm của thành ngữ là gì?

– Thành ngữ có tính hình tượng, được xây dựng trên những hình ảnh cụ thể.

– Thành ngữ có tính khái quát và hàm súc cao, được xây dựng từ các sự vật, sự việc. Tuy nhiên, nghĩa của thành ngữ không dựa vào những từ cấu tạo nên chúng. Thành ngữ mang ý nghĩa rộng, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm.

Phân loại thành ngữ

Có rất nhiều cách để phân loại thành ngữ. Tiêu biểu là hai cách sau:

– Phân loại dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ:

  • Thành ngữ có hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ. Đây là kiểu thành ngữ phổ biến trong tiếng Việt. Loại này có thể chia thành thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp hai từ ghép. Ví dụ: Chết mê chết mệt, bày mưu tính kế, …
  • Thành ngữ có 3 tiếng. Đây là tổ hợp ba tiếng một nhưng về kết cấu chỉ là kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. Ví dụ: chết nhăn răng, xấu như ma, …
  • Thành ngữ có 5 hoặc 6 tiếng. Ví dụ: treo đầu dê bán thịt chó.
Thành ngữ cái nết đánh chết cái đẹp

Thành ngữ cái nết đánh chết cái đẹp

Ngoài ra cũng có thành ngữ có từ 7-10 tiếng. Những thành ngữ này có thể là hai hoặc ba mệnh đề liên hợp tạo thành một thành ngữ dài. Ví dụ: Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

– Dựa vào kết cấu ngữ pháp thì thành ngữ sẽ có kết cấu cụ thể. Đó là kết cấu chủ ngữ – vị ngữ + trạng ngữ (hoặc tân ngữ). Ví dụ: Nước đổ đầu vịt, chuột sa hũ gạo, …

Thành ngữ có chín tiếng

Thành ngữ có chín tiếng

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ là gì?

Điểm khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ là gì?

Thành ngữ, tục ngữ đều là những yếu tố quan trọng của văn học dân gian Việt Nam. Thành ngữ, tục ngữ đều do giân dan sáng tạo nên có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, để phân biệt rạch ròi thì bạn cần biết những điều sau.

Hình thức của thành ngữ và tục ngữ

Tục ngữ được xem là câu có cấu tạo và biểu thị ý nghĩa cụ thể. Còn thành ngữ chỉ là một cụm từ có ý nghĩa nhưng không được coi là câu hoàn chỉnh.

Thành ngữ và tục ngữ đều không có vần. Tuy nhiên, nếu có vần thì thành ngữ mang vần lưng, tục ngữ có vần liền và vần cách.

Nội dung của tục ngữ và thành ngữ là gì?

Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường là đúc kết kinh nghiệm và hiện tượng đời sống. Đôi khi tục ngữ còn mang ý phê phán một sự vật, hiện tượng nào đó. Còn thành ngữ mang ý nghĩa nhất định nhưng phải được gắn với các yếu tố khác để tạo câu và ý nghĩa cụ thể. Thành ngữ thường là những đánh giá, thể hiện tính cách quan điểm của con người.

Thành ngữ thường chỉ xuất hiện trong một vế câu. Ngược lại, tục ngữ có thể đứng độc lập thành câu riêng lẻ.

Ví dụ thành ngữ: Ăn cháo đá bát.

Ví dụ tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim chạy có bạn.

Với những phân tích trên chắc hẳn bạn đã biết thành ngữ là gì và thành ngữ khác tục ngữ ở điểm nào rồi chứ? Hy vọng bạn sẽ biết cách sử dụng linh hoạt thành ngữ và tục ngữ Việt Nam.