Tóm tắt nội dung
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến những cụm từ “thanh lý tài khoản”, “thanh lý tài sản”, “thanh lý hàng hóa”,… Thế nhưng mục đích của thanh lý là gì và được sử dụng cho những trường hợp nào? Theo dõi bài viết sau để được lý giải ngay nhé!
Tìm hiểu về khái niệm thanh lý

Thanh lý hợp đồng
Thanh lý là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình cho các chủ thể có quyền. Trong một số trường hợp, thanh lý cũng được hiểu là xử lý tài sản trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng.
Thanh lý tài sản chỉ sự kiện bán hết tài sản để thực hiện nghĩa vụ thanh toán được sử dụng trong các hợp đồng dân sự. Thanh lý hợp đồng là thực hiện chi trả cho những khoản nghĩa vụ về tài chính đồng thời xác nhận nghĩa vụ trong quá trình giao kết hợp đồng các bên tiến hành thỏa thuận.
Biên bản thanh lý là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất nội dung công việc. Sau đó được 2 bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, các vấn đề phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Thanh lý hợp đồng là thuật ngữ được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Tuy nhiên, Bộ Luật dân sự 2015 không ghi nhận về khái niệm này. Nhưng cụm từ vẫn được sử dụng khi các cá nhân, doanh nghiệp muốn chấm dứt giao dịch dân sự.
Những trường hợp nào cần có biên bản thanh lý?

Thanh lý là gì? Trường hợp nào cần có biên bản thanh lý?
Thanh lý hợp đồng được đặt ra khi hợp đồng chấm dứt. Kể từ năm 2005, thuật ngữ thanh lý hợp đồng không còn được đề cập nữa. Tuy nhiên, vào năm 1989, các trường hợp thanh lý hợp đồng như sau:
- Trường hợp hợp đồng kinh tế đã được thực hiện xong.
- Hợp đồng bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.
- Thời gian có hiệu lực của hợp đồng đã hết. Đồng thời không có sự thỏa thuận kéo dài thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
- Một trong hai bên pháp nhân thực hiện hợp đồng giải thể.
- Người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng khi một trong hai bên hoặc cả hai bên thực hiện hợp đồng giải thể.
- Người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện.
Hiện nay pháp luật không còn quy định những trường hợp cụ thể về thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc thỏa thuận hai bên đã chấm dứt thì tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng.
Mục đích của biên bản thanh lý là gì?

Thanh lý hợp đồng giúp các bên xác nhận quyền và nghĩa vụ thực hiện
Thông qua thanh lý hợp đồng, các bên sẽ xác định được mức độ thực hiện công việc. Từ đó xác định nghĩa vụ của mỗi bên sau khi thanh lý hợp đồng. Cũng như xác định các vấn đề về tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong giao kết hợp đồng.
Khi cả hai bên đã ký biên bản thanh lý thì quan hệ hợp đồng coi như chấm dứt. Trừ những quyền và nghĩa vụ đã được xác định vẫn còn hiệu lực đến khi các bên hoàn thành.
Thanh lý hợp đồng còn giúp các bên xác nhận việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đến đâu. Hay những trách nhiệm còn tồn đọng và hệ quả là gì? Mục đích sâu xa của thanh lý hợp đồng là giải phóng quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện. Nhờ đó tránh được các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ đã thực hiện.
Một số khái niệm liên quan đến thanh lý
Ngoài thanh lý hợp đồng thì chắc hẳn bạn cũng nghe qua cụm từ hàng thanh lý, thanh lý đồ cũ. Sau đây là những lý giải chi tiết.
Hàng thanh lý là gì?

Tìm hiểu về hàng thanh lý
Nhiều người nhầm tưởng hàng thanh lý là đồ bỏ đi hay không còn giá trị sử dụng. Vì suy nghĩ này mà họ không coi trọng giá trị của hàng thanh lý.
Tuy nhiên, hàng thanh lý là hàng đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị sử dụng. Thậm chí có những hàng thanh lý mới 100% do tồn kho hoặc người bán muốn thu hồi vốn. Nhiều doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm khác nên chấp nhận bán hàng lỗ để giải quyết hàng tồn kho. Hàng thanh lý có chất lượng vô cùng đảm bảo, có khi vẫn còn nguyên vẹn 100%.
Thanh lý hàng cũ có nghĩa gì?

Một số mặt hàng thường được thanh lý
Thanh lý hàng cũ là hoạt động mua bán, trao đổi các mặt hàng thanh lý. Người bán sẽ bán những món đồ không còn sử dụng nữa. Hay có thể là người bán muốn bán đi số hàng tồn kho không còn phù hợp với người giàu. Tuy nhiên lại phù hợp với túi tiền của những người có thu nhập thấp và trung bình. Tất nhiên là người mua sẽ tìm kiếm được những món đồ cũ với giá cả hợp túi tiền.
Xu hướng thanh lý đồ cũ được người bán lẫn người mua quan tâm. Mọi đồ vật trong cuộc sống đều có thể thanh lý. Tuy nhiên điển hình nhất vẫn là thanh lý quần áo, dài dép, điện thoại, đồ dân dụng, đồ nội thất, …
Qua những chia sẻ trên thì chắc bạn đã hiểu thanh lý là gì và những khái niệm liên quan đến thanh lý. Hy vọng những chia sẻ trên của bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.