Tóm tắt nội dung
Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã đấu tranh anh dũng chống lại. Điều này đã gây cho chúng nhiều khó khăn và những tổn thất to lớn. Vậy tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết dưới đây.
Tình hình Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm lược
Vào giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Hơn nữa đã đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế và văn hoá. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến đang có những biểu hiện khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng:
Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức với quy mô lớn. Nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán ngày càng trở nên phổ biến. Đê điều không được quan tâm chăm sóc. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên tục.

Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Công thương nghiệp bị đình đốn. Xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan cảng” của nhà Nguyễn khiến cho nước ta bị rơi vào cô lập với thế giới bên ngoài.
Quân sự lạc hậu. Chính sách đối ngoại có nhiều sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây. Điều này đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc. Và gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Trong xã hội mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa nhân dân và địa chủ. Hiện tượng dân lưu tán trở nên rất phổ biến. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra. Có thể thấy tình hình Việt Nam lúc bấy giờ khủng hoảng nghiêm trọng. Kéo theo mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, kinh tế chậm phát triển.
Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Nguyên nhân chủ quan
Có thể thấy, sự khủng hoảng trong chính quyền phong kiến ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta.

Chính quyền Việt Nam xảy ra khủng hoảng, đây là cơ hội để Pháp xâm lược
Về mặt chính trị
Chính quyền thực hiện chính sách dẹp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sống trong một xã hội phong kiến, có khá nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ. Nhưng đều bị dập tắt sau những cuộc đàn áp khốc liệt.
Chính quyền thực hiện các chính sách đối ngoại một cách mù quáng. Trong đó có thần phục nhà Thanh, ban hành Luật Gia Long, đóng cửa đất nước. Đặc biệt không giao thương với bạn bè quốc tế. Đây đã trở thành một khó khăn đối với nhân dân ta. Bởi chính sách đóng cửa nên không thể giao dịch với thương nhân nước ngoài.
Từ đó, dẫn đến tình trạng người nông dân cũng phải chịu cảnh ế ẩm. Đời sống nhân dân đã khổ thì nay lại càng khốn khó.
Về kinh tế
Bãi bỏ cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn khiến cho sự phát triển kinh tế đất nước bị đình trệ. Các ngành kinh tế: nông nghiệp, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, không có cơ hội phát triển.
Làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, kèm theo sưu cao. Bên cạnh đó, còn phải gánh chịu nhiều thiên tai và dịch bệnh.

Chính sách đóng cửa ngoại giao khiến đời sống nhân dân khổ cực
Giữa triều đình nhà Nguyễn và nhân dân nảy sinh nhiều bất đồng, mâu thuẫn. Từ đó, dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy chống lại nhà nước phong kiến.
Từ thời Gia Long đến đầu giặc Pháp đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa do nông dân lãnh đạo. Điều này làm cho triều Nguyễn lâm vào cảnh khủng hoảng.
Nguyên nhân khách quan lý giải tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta
Sự phát triển ngày một lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản hợp pháp. Nhu cầu thị trường và thuộc địa tăng lên. Dẫn đến các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược các nước phương Đông. Với mục đích để mở rộng thị trường và vơ vét tài nguyên. Chúng nhận thấy Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên và khoáng sản. Từ lâu thực dân Pháp đã coi Việt Nam là miếng mồi ngon. Cùng với đó là nguyên nhân chủ quan được đã nêu trên, đó là lúc mà chế độ phong kiến Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Pháp muốn mở rộng thị trường nên đã tấn công vào Việt Nam
Bên cạnh đó, Việt Nam là ngã ba của Đông Dương. Nơi vận chuyển hàng hóa ven biển rất thuận lợi nên dễ bị xâm lược. Xâm lược Việt Nam chính là bàn đạp để xâm chiếm các nước láng giềng.
Ngoài ra, Việt Nam có dân số đông nhưng trình độ dân trí lại thấp. Đây là nguồn cung cấp số lượng lớn người rẻ. Trong thời kỳ phong kiến, nhân dân ta phải chịu cảnh bị áp bức, lầm than. Ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, không được học hành. Đây là một thiệt thòi rất lớn. Thực dân Pháp thấy điều này có lợi. Vì khi chúng thống trị được Việt Nam thì đây sẽ là lực lượng sản xuất nòng cốt.
Qua bài viết này, bạn đã hiểu tại sao thực dân Pháp lại xâm lược nước ta rồi chứ. Hi vọng bạn đọc sẽ nắm bắt được một số chi tiết về lịch sử Việt Nam thời bấy giờ.