Sốc Phản Vệ Là Gì? Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Cần Biết

Biến chứng của sốc phản vệ là gì?
Đánh giá bài viết

Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết biểu hiện của sốc phản vệ là gì? Theo dõi bài viết sau để cập nhật thông tin mới nhất.

Triệu chứng sốc phản vệ là gì?

Tìm hiểu về căn bệnh sốc phản vệ

Tìm hiểu về căn bệnh sốc phản vệ

Sốc phản vệ là kiểu phản ứng dị ứng cấp tính nặng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Đó là sự xuất hiện đột ngột của giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản nhạy cảm quá mức. Sốc phản vệ là triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết.

Nguyên nhân dẫn đến sốc phản vệ

Để chống lại những chất lạ đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra nhiều kháng thể đặc hiệu. Đối với những chất có hại thì đây là phản ứng hữu hiệu. Tuy nhiên, một số trường hợp khác thì đây là phản ứng quá mẫn cảm với những chất vô hại như thức ăn. Khi đó hệ miễn dịch sẽ khởi động chuỗi phản ứng hóa học dẫn đến hiện tượng dị ứng.

Dị ứng đồ ăn có thể gây ra sốc phản vệ

Dị ứng đồ ăn có thể gây ra sốc phản vệ

Ngoài ra, thuốc uống, thuốc tiêm, thức ăn hay nọc độc côn trùng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Một số nguyên nhân khác như là mất máu nhiều, cơ thể bị giập nát khi chấn thương.

Sốc phản vệ có thể do thuốc

Sốc phản vệ có thể do thuốc

Những triệu chứng của sốc phản vệ là gì?

Một số biểu hiện của sốc phản vệ

Một số biểu hiện của sốc phản vệ

Triệu chứng của sốc phản vệ thường bắt đầu trong vòng 15 phút sau khi tiếp xúc đến da, đường hô hấp, hệ thống tim mạch hay đường tiêu hóa. Các triệu chứng không nhất thiết phải từ nhẹ đến nặng. Mặc dù mỗi bệnh nhân sẽ biểu hiện cùng một phản ứng với tiếp xúc tiếp theo.

Các triệu chứng nhẹ đến nặng bao gồm đỏ bừng, ngứa, nổi mề đay, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Sau đó sẽ có cảm giác nghẹt thở, khó thở, chóng mặt.

Những dấu hiệu quá mẫn cảm có thể phù mạch, thở rít, tím tái và ngất đi. Sốc phản vệ có thể tiến triển trong một vài phút. Bệnh nhân có thể co giật thậm chí là tử vong. Do đó những bệnh nhân có triệu chứng sốc phản vệ cần được quan sát và điều trị vài giờ sau phản ứng ban đầu.

Cơ chế nảy sinh sốc phản vệ

Cơ chế nảy sinh sốc phản vệ trải qua 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 của sốc phản vệ – Mẫn cảm

Khi dị nguyên đi vào cơ thể thì tình trạng sốc phản vệ bắt đầu xảy ra. Dị nguyên có thể đi qua đường tiêm truyền, ăn uống, hít phải hoặc tiếp xúc qua da. Tại đây, dị nguyên sẽ gặp đại thực bào rồi đại thực bào được hoạt hóa. Các thông tin truyền qua ARN và tiết ra chất interleukin (IL 1).

Giai đoạn 2 của sốc phản vệ là gì? Giai đoạn hóa sinh bệnh

Dị nguyên sẽ kết hợp với IgE giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian: serotonin, histamin…

Giai đoạn 3 – Sinh lý bệnh

Các hoạt chất trung gian tác động khiến cho mạch bị giãn, huyết áp giảm, phế quản co thắt. Từ đó gây đau ở vùng bụng, động mạch não bị coi khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu. Nhiều người bị choáng, thậm chí là hôn mê.

Hậu quả của cơ chế này là tăng tính thẩm thấu mao quản. Việc nhạy cảm quá mức với mao quản khiến cho mạch ngoại biên bị giãn, tính thẩm thấu thành mạch tăng. Thể tích tuần hoàn bị giảm dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Bên cạnh đó đường hô hấp bị hẹp lại gây nên tình trạng suy hô hấp cấp.

Biến chứng của sốc phản vệ

Biến chứng của sốc phản vệ là gì?

Biến chứng của sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là tình trạng y khoa vô cùng nghiêm trọng. Tình trạng này có thể gây ra tắc đường thở khiến bạn không thở được. Đây là yếu tố khiến tim ngừng đập do không nhận đủ oxy.

Tình trạng sốc phản vệ có thể góp phần vào những biến chứng sau:

  • Suy thận.
  • Tổn thương não.
  • Sốc tim.
Sốc phản vệ có thể biến chứng thành sốc tim

Sốc phản vệ có thể biến chứng thành sốc tim

  • Nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim.
  • Tử vong.

Một số trường hợp các tình trạng y tế tiềm ẩn vốn có sẽ trở nên trầm trọng hơn. Do đó, nếu bạn có triệu chứng thì bạn nên điều trị sốc phản vệ càng sớm càng tốt.

Cách phòng ngừa sốc phản vệ

Theo chuyên gia thì cách tốt nhất để ngăn ngừa sốc phản vệ là tránh xa những chất gây phản ứng nghiêm trọng. Bạn có thể sử dụng những cách sau để phòng ngừa:

  • Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao thì hãy luôn mang theo các loại thuốc dị ứng bên mình.
  • Đeo vòng cổ, vòng tay y tế để cho biết bạn dị ứng với những loại thuốc hoặc chất nào?
  • Nếu dị ứng với côn trùng thì hãy cẩn thận khi sinh hoạt ngoài trời. Nên mặc áo dài tay, quần dài, không đi chân trần trên cỏ. Không sử dụng những loại nước hoa có mùi thơm.
  • Nếu dị ứng với thực phẩm thì hãy đọc kỹ thông tin của các loại sản phẩm bạn mua.
  • Khi ăn ở ngoài thì nên hỏi cách chế biến của từng món ăn. Dặn dò nhà bếp kỹ lưỡng về những loại thức ăn mà bạn dị ứng.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ khi bạn gặp triệu chứng sốc phản vệ.

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên thì bạn đã hiểu được sốc phản vệ là gì. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với bạn.