Tóm tắt nội dung
Khi nhắc đến nền kinh tế thị trường chắc hẳn ai cũng nghe qua quy luật cung cầu. Thế những nhiều người vẫn chưa biết thực sự về bản chất của quy luật này cũng như tiền đề xây dựng nên nó. Nếu bạn hứng thú và quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Quy luật cung cầu là gì?
Quy luật cung cầu thể hiện sự tương tác giữa người bán và người mua về tài nguyên nào đó. Nó xác định mối quan hệ giữa giá của một hàng hóa hoặc sản phẩm nhất định. Cùng với đó là sự sẵn lòng mua hoặc bán của mọi người. Nhìn chung, khi giá cả tăng lên, mọi người sẵn sàng cung nhiều hơn và cầu ít hơn. Và ngược lại khi giá giảm thì nhu cầu cung sẽ ít và cầu sẽ nhiều. Điều này được rút ra dựa trên hai “luật” riêng biệt là luật cầu và luật cung. Hai quy luật tương tác để xác định giá thị trường thực tế và khối lượng hàng hóa trên thị trường.

Quy luật cung cầu là gì?
Theo quy luật cầu, ở mức giá cao hơn, người mua sẽ ít đòi hỏi hàng hóa kinh tế hơn. Quy luật cung cho rằng ở mức giá cao hơn, người bán sẽ cung cấp nhiều hàng hóa kinh tế hơn. Hai luật này tương tác với nhau nhằm xác định giá thị trường thực tế và khối lượng hàng hóa được mua bán trên thị trường. Bên cạnh đó, một số yếu tố độc lập có thể ảnh hưởng đến hình dạng của cung và cầu thị trường. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến cả giá cả và số lượng mà chúng ta quan sát được.
Tiền đề xây dựng nên quy luật cung cầu
Quy luật này được xây dựng một cách logic và cụ thể dựa trên những tiền đề sau đây:
Cầu hàng hóa
Cầu là nhu cầu đi kèm với khả năng có thể thanh toán của xã hội đối. Nó xảy ra với một loại sản phẩm hay bất kỳ dịch vụ nào đó trên thị trường. Đồng thời, tương ứng ở các mức giá khác nhau và trong khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, cầu cá nhân được hiểu là cầu một cá thể nào đó hay của hộ gia đình.
Khi gộp toàn bộ cầu của toàn thể các cá thể hay hộ gia đình đối với một mặt hàng hay dịch vụ nào đó trong một nền kinh tế thì sẽ hình thành nên cầu thị trường. Về số lượng cầu đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó chính là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua đi. Kèm theo đó là sự sẵn sàng mua hàng ở tại một mức giá trong một thời gian nào đó.

Dựa vào nhu cầu mua và bán để hình thành nên quy luật
Cầu có liên quan mật thiết đến nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nó không được xem là đồng nhất với nhu cầu. Quy mô của cầu phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
- Giá của hàng hóa,
- Thu nhập,
- Giá của các hàng hóa có liên quan,
- Số lượng người tiêu dùng,
- Thị hiếu,
- Các kỳ vọng.
Trong số đó, giá cả của hàng hóa là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhất.
Cung hàng hóa
Cung của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó là tổng số lượng sản phẩm hay dịch vụ đó mà các nhà cung cấp hay chủ thể kinh tế đưa ra. Với mục đích để bán trên thị trường và ở các mức giá khác nhau ở một khoảng thời gian nhất định.
Hàng hóa đã bán và hàng hóa chưa bán được gọi là cung. Lượng cung đối với một mặt hàng chào bán sẽ được bán tại một mức giá của thị trường hiện hành. Đi kèm với đó là các yếu tố sản xuất và khả năng trình độ kĩ thuật nhất định. Nó ứng với những quy chế nhất định của Chính phủ nhà nước, với kỳ vọng về giá và thời tiết. Đây được gọi là số cung hay lượng cung.

Hàng hóa đã bán và hàng hóa chưa bán được gọi là cung
Tất cả các lượng cung đối với một mặt hàng nào đó bởi toàn bộ những nhà cung cấp trong một nền kinh tế được gọi là cung thị trường.
Đối với quy mô của cung sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố như sau:
- Giá,
- Công nghệ,
- Giá cả của các yếu tố đầu vào,
- Số lượng các nhà sản xuất,
- Chính sách thuế,
- Các kỳ vọng của nhà sản xuất đối với thị trường.
Tác dụng của quy luật cung cầu
Đối với nhà nước
- Khi cầu vượt cung nhà nước sẽ xả kho dự trữ quốc gia. Điều này nhằm tăng nguồn cung ra thị trường hoặc điều tiết và tìm ra kẻ đầu cơ để xử lý.
- Khi cung vượt cầu nhà nước sẽ áp dụng biện pháp kích cầu cho thị trường.
Đối với nhà sản xuất
- Khi cầu vượt cung tức là giá cả hàng hóa khi này cao hơn giá trị thực tế. Nhà sản xuất sẽ tăng cường sản xuất nhằm tăng lợi nhuận.
- Khi cung vượt cầu tức là giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế. Nên nhà sản xuất sẽ thu hẹp sản xuất nhằm tối ưu chi phí.

Dựa vào quy luật cung cầu để đưa ra được các quyết định đúng đắn
Đối với người tiêu dùng
- Khi cầu vượt cung tức là giá cả đang cao người tiêu dùng sẽ giảm mua sắm.
- Khi cung vượt cầu tức là giá cả đang thấp người tiêu dùng sẽ tăng mua sắm.
Với những thông tin trên, mong rằng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về quy luật cung cầu. Đồng thời có những nhìn nhận thật đúng đắn về thị trường.