Tóm tắt nội dung
Quê ngoại Bác Hồ ở đâu? Nếu như làng Sen Kim Liên là quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời là nơi thân phụ của Người – ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã về vinh quy bái tổ thì làng Hoàng Trù, tức làng Chùa, quê ngoại là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời. Hãy cùng theo dõi hết bài viết dưới đây để tìm hiểu về quê ngoại của Bác Hồ nhé!
Quê ngoại Bác Hồ ở đâu?
Quê ngoại Bác Hồ chính là làng Hoàng Trù hay còn gọi với cái tên là làng Chùa. Nơi này thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây chính là quê hương của thân mẫu Bác Hồ – cụ Hoàng Thị Loan. Cũng chính tại làng Hoàng Trù này, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã được ông bà ngoại của Bác Hồ nhận nuôi dưỡng và giáo dục thành tài.
Đặc biệt, cũng chính tại ngôi làng này, cha mẹ của Bác đã nên duyên vợ chồng và sinh ra 3 người con ưu tú. Trong đó có một người con kiệt xuất, không ai khác đó chính là Bác Hồ – niềm tự hào của dân tộc ta.

Quê ngoại Bác Hồ ở đâu?
Ngày nay, khi đến với quê ngoại Bác, bạn sẽ được thăm lại nhà thờ dòng họ Hoàng Xuân. Đây là ngôi nhà của cụ Hoàng Đường cùng với gian nhà tranh đơn sơ. Chính tại nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cất tiếng khóc chào đời.
Tuy chỉ sống ở quê ngoại trong một quãng thời gian ngắn, từ lúc lọt lòng (ngày 19 tháng 5 năm 1890) cho đến khi 5 tuổi nhưng những hình ảnh thân thương về quê ngoại vẫn luôn sâu đậm trong tâm trí của Người.
Cả một đời Bác Hồ bôn ba lo toan việc nước. Người đã đặt chân tới rất nhiều vùng đất trên thế giới. Thế nhưng Người cũng chỉ có điều kiện về thăm lại quê ngoại một lần duy nhất vào ngày 09/12/1961.
Quê ngoại Bác Hồ ở đâu? Khu di tích Hoàng Trù
Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2km, cách thành phố Vinh khoảng 15km. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù rộng 3.500m2. Bao gồm:
- Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường – ông ngoại của Bác Hồ,
- Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân,
- Ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan – thân sinh Bác Hồ.

Làng Hoàng Trù, nơi Bác Hồ được sinh ra
Vào dịp Tết Mậu Dần 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết gặp một cậu bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Cậu bé đó tên là Nguyễn Sinh Sắc, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm 4 tuổi. Cảm thương cho hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi và cho ăn học. Khi Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi, được sự dạy bảo của cụ Hoàng Đường, anh càng học càng thông minh, nổi tiếng khắp vùng. Năm Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ chọn ông làm con rể cho con gái đầu lòng Hoàng Thị Loan.
Năm 1883, hai người thành hôn và ra ở riêng trong ngôi nhà nhỏ 3 gian mới dựng. Ngôi nhà là nơi chứng kiến Nguyễn Sinh Sắc miệt mài đèn sách. Đó cũng là nơi chứng kiến sự tần tảo, thủy chung của người vợ và sự ra đời của các đứa con.
Ngôi nhà của Bác Hồ từng sinh sống
Khu di tích Hoàng Trù với ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Bác Hồ. Nơi đây đã gắn bó với những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em.
Cũng chính tại nơi đây, Bác Hồ đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương. Đồng thời, được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại dành cho cha mình. Từ những giá trị tinh thần ấy đã khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao. Đó cũng là khởi nguồn để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Ngôi nhà gắn liền với tuổi thơ Bác Hồ
Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường
Cảm giác đầu tiên khi đến Làng Chùa là cảm nhận một khung cảnh lao động, sản xuất thanh bình và cần mẫn. Nổi bật với những ruộng vườn, hồ ao và gương mặt người nông dân chất phác, hiền lành. Đây là địa phương thực hiện cơ chế khoán quản ruộng đất đầu tiên của nước ta. Do đó, nề nếp làm ăn nơi đây sớm đi vào ổn định.
Quê ngoại Bác Hồ ở đâu? Là một ngôi nhà gồm 5 gian và hai chái. Trong đó, ba gian ngoài thì thông với nhà thờ. Ở gian thứ nhất của ngôi nhà có đặt một bộ phản gỗ. Còn gian thứ 2 có bộ tràng kỷ bằng tre, một án thư, trên có bút lông và nghiêm mực là những dụng cụ dạy học. Gian thứ 3 có bộ phản là nơi nghỉ ngơi của thầy và trò. Hai gian còn lại là chính nơi nghỉ ngơi của cụ bà. Và là nơi sinh hoạt của cả gia đình cụ Đường.
Ngôi nhà Thờ ở quê ngoại Bác Hồ
Ngôi nhà thờ được làm bằng tranh được cụ Hoàng Đường lập nên từ năm 1882. Với mục đích để thờ cúng cố nội, ông nội và thân phụ. Bàn thờ rất trang nghiêm, giản dị. Phía trước bàn thờ có một vài câu đối. Nhằm biểu thị truyền thống văn hoá, đức độ của dòng họ Hoàng ở Nam Đàn, Nghệ An.
Đã hơn một thế kỷ trôi qua, nhưng quê ngoại Bác Hồ vẫn giữ được nét bình yên giản dị khi xưa. Hằng ngày vẫn có du khách đến viếng thăm quê ngoại Bác Hồ với sự nghẹn ngào xúc động. Đặc biệt mỗi khi chứng kiến cảnh vật bình dị thân thương ấy.
Nơi đây vẫn thầm mang vóc dáng, hơi thở của người. Bởi đó là cái nôi góp phần hình thành nhân cách và tư tưởng của Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc của nước ta.