Đặc Trưng Của Nền Kinh Tế Thị Trường Là Gì?

Gây ra sự cạnh tranh trong xã hội
Đánh giá bài viết

Kinh tế thị trường là sự tồn tại tất yếu trong nền kinh tế. Đây là mô hình được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng vì các ưu điểm mà nó mang lại. Vậy kinh tế thị trường là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu ngay!

Khái niệm kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là một nền kinh tế tồn tại rất nhiều thành phần kinh tế, loại hình sở hữu khác nhau. Các loại hình này cùng tham gia hoạt động và cùng phát triển. Chúng hoạt động dựa trên cơ chế cạnh tranh, ổn định và bình đẳng. Nền kinh tế thị trường sẽ hoạt động dựa trên cách sử dụng những lực lượng cung và cầu. Mục đích là để xác định số lượng và mức giá cả cho các loại dịch vụ, hàng hóa của nền kinh tế.

Khái niệm kinh tế thị trường

Khái niệm kinh tế thị trường

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là gì?

Khi đưa lên bàn cân, các tổ chức kinh tế xã hội khác và kinh tế thị trường sẽ có các đặc trưng riêng:

  • Các sở hữu tham gia hoặc thành phần kinh tế thị trường thông thường phải đa dạng. Đây được xem là những điều tất yếu đối với nền kinh tế. Mục đích là góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường thúc đẩy và cạnh tranh. Sự cạnh tranh này là môi trường và là động lực để phát triển kinh tế.
  • Bản chất của nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở. Từ đó, thị trường trong nước sẽ gắn liền với thị trường quốc tế.
Nền kinh tế thị trường rất đa dạng

Nền kinh tế thị trường rất đa dạng

  • Mức giá của các dịch vụ và sản phẩm được hình thành dựa trên nguyên tắc của thị trường.
  • Với các chủ thể sản xuất, động lực khi bắt đầu tham gia vào kinh tế thị trường là lợi thế kinh tế. Còn với các chủ thể là nhà nước, quan trọng cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích xã hội.
  • Các thành phần trong nền kinh tế có tính tự chủ cao và những hoạt động đó hoàn toàn độc lập. Từng chủ thể khi tham gia kinh tế thị trường sẽ tự quyết định các hoạt động của mình.

Các chủ thể tham gia nền kinh tế thị trường là gì?

Trong nền kinh tế thị trường sẽ có các chủ thể chính. Kinh tế thị trường cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều quốc gia.

Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Nhà nước sẽ đảm nhiệm việc thực hiện các chức năng cơ bản. Cụ thể như kiểm soát độc quyền, phân phối lại cải cách xã hội, xây dựng những thể chế hay chính sách mới,…

Doanh nghiệp

Đây là một chủ thể trực tiếp sản xuất ra nhiều loại dịch vụ, sản phẩm để trao đổi ở trên thị trường. Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu của xã hội mà còn thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

Chủ thể của nền kinh tế thị trường là gì?

Chủ thể của nền kinh tế thị trường là gì?

Người tiêu dùng

Sức mua của người tiêu dùng là tiền đề cho hoạt động sản xuất. Bởi vì bản chất của kinh tế thị trường đó là nền kinh tế mục đích chính là để bán.

Sức mua là tiền đề cho sản xuất

Sức mua là tiền đề cho sản xuất

Phân loại các nền kinh tế thị trường

Bạn đã hiểu được kinh tế thị trường là gì? Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách phân loại kinh tế thị trường.

Hiện nay tồn tại bốn loại kinh tế thị trường phổ biến. Cụ thể là:

  • Kinh tế thị trường tự do: đây là nền kinh tế có các lực lượng thị trường sẽ chi phối những quá trình kinh tế không phải là nhà nước.
  • Kinh tế thị trường xã hội: đây là nền kinh tế trong đó nhà nước sẽ đảm bảo quyền tự do của các hoạt động kinh tế. Đồng thời cân bằng xã hội.
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: đây là mô hình kinh tế của nước Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là nền kinh tế được vận hành đồng bộ và đầy đủ dựa trên các quy luật của kinh tế thị trường. Đồng thời sẽ đảm bảo định hướng xã hội phát triển trong tương lai.
Kinh tế thị trường xã hội

Kinh tế thị trường xã hội

  • Kinh tế thị trường tư bản nhà nước: đây là nền kinh tế dựa trên việc sở hữu hỗn hợp vốn kinh tế từ nhà nước với bên thứ hai. Cụ thể là tư nhân trong nước hoặc tư bản nước ngoài. Hình thức hợp tác này tiến hành thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,…

Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để hiểu rõ hơn!

Ưu điểm

Hiện nay, kinh tế thị trường đã và đang rất phổ biến. Nền kinh tế này có một số ưu điểm như sau:

  • Động lực để cho các doanh nghiệp phát triển: Trong kinh tế thị trường, khi lượng cầu lớn hơn cung thì giá cả của các loại hàng hóa sẽ tăng lên. Kéo theo đó chính là lợi nhuận sẽ tăng theo. Đây chính là động lực rất lớn để các doanh nghiệp phát triển, mở rộng và không ngừng đổi mới thị trường.
Động lực để phát triển xã hội

Động lực để phát triển xã hội

  • Tạo ra được lực lượng sản xuất lớn đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng: Đây là nguồn cung lớn nên giúp cho kinh tế thị trường tạo ra được rất nhiều dịch vụ, sản phẩm. Mục đích cuối là để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Tạo công ăn việc làm cho người lao động và giải quyết vấn đề thất nghiệp: Cùng với động lực để thúc đẩy kinh doanh và sản xuất. Kinh tế thị trường cũng gián tiếp tạo ra rất nhiều việc làm cho thị trường lao động.

Nhược điểm của nền kinh tế thị trường là gì?

Bên cạnh những ưu điểm của nền kinh tế thị trường kể trên thì nền kinh tế này cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo và dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội: Sự cạnh tranh là điều vô cùng tất yếu trong sản xuất và kinh doanh hiện nay. Trong trường hợp không chịu đổi mới, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị các nhà sản xuất lớn thôn tính. Kết quả là dẫn đến tình trạng phân chia giai cấp, gây bất bình đẳng trong xã hội.
Gây ra sự cạnh tranh trong xã hội

Gây ra sự cạnh tranh trong xã hội

  • Gây mất cân bằng cung cầu khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng: Vốn dĩ rằng thị trường sẽ có rất nhiều biến động như dịch bệnh, thiên tai,… Tất cả những điều này chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Bài viết trên đã cho bạn biết kinh tế thị trường là gì? Hy vọng thông qua những thông tin trên bạn sẽ có cái nhìn sâu rộng hơn về nền kinh tế thị trường.