Tóm tắt nội dung
Đánh giá là việc làm cần thiết để quản lý đánh giá năng suất và chất lượng công việc của nhân viên. Tuy nhiên đâu là phương pháp đánh giá hiệu quả, tiết kiệm thời gian? Cùng tìm kiếm câu trả lời thông qua 5 phương pháp dưới đây.
Phương pháp danh mục kiểm tra

Sử dụng các câu hỏi để đánh giá nhân viên
Đây là cách đánh giá thực hiện công việc nhân viên dựa trên danh mục câu hỏi mô tả thái độ, hành vi theo ý kiến đánh giá của nhà quản lý. Nhà quản lý sẽ tích chọn vào những danh mục, mô tả mà họ cảm thấy chính xác, đúng với công việc của nhân viên nhất.
Cách tiến hành đánh giá cho phương pháp đánh giá kiểm tra
Khi áp dụng phương pháp danh mục kiểm tra đánh giá thì bạn có thể tiến hành theo những bước sau:
- Bước 1: Xác định các tiêu chí đánh giá công việc.
- Bước 2: Thiết lập bảng danh mục với các nhận định tương ứng với các mức độ thực hiện công việc khác nhau.
- Bước 3: Quản lý chấm điểm, tích chọn vào các nhận định đúng với thực tế thực hiện công việc của nhân viên.
- Bước 4: Sau khi đánh giá xong tiến hành tổng kết, tính điểm để có kết quả đánh giá tổng thể.
Ưu và nhược điểm của phương pháp đánh giá kiểm tra

Phương pháp danh mục kiểm tra giúp quản lý tiết kiệm nhiều thời gian
Phương pháp này có những ưu điểm như sau:
- Giúp nhà quản lý tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí do việc đánh giá đơn giản, dễ triển khai.
- Kết quả sau đánh giá được sử dụng để quản lý đưa ra quyết định phát triển nhân lực.
Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm:
- Kết quả đánh giá bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan, thiên vị của quản lý.
- Quản lý khó đánh giá với những công việc phức tạp, có yếu tố đặc thù.
Phương pháp đánh giá thang đo đồ họa
Với phương pháp thang đo đồ họa nhà quản lý sẽ đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên theo một thang đo, kết quả đánh giá bằng con số từ thấp đến cao. Kết quả đánh giá sẽ được tổng hợp lại và giúp nhà quản lý có cái nhìn trực quan, rõ ràng.
Ưu điểm của phương pháp thang đo đồ họa:
- Dễ dàng sử dụng vì bạn chỉ cần gắn các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc với các thang đo từ thấp đến cao.
- Kết quả đánh giá định lượng thành các con số, chỉ số rõ ràng nên việc tổng hợp kết quả nhanh chóng.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí vì phương pháp này không cần chuẩn bị quá nhiều.
Nhược điểm của phương pháp thang đo đồ họa:
- Quản lý là người trực tiếp chấm điểm nên kết quả bị ảnh hưởng bởi những thành kiến cá nhân.
- Phương pháp khó đáp ứng, phản ánh được những điểm đặc thù do tiêu chí đánh giá quá chung chung.
Cách triển khai phương pháp thang đo đồ họa

Phương pháp đánh giá thang đo định lượng mức độ hoàn thành công việc
Trước tiên bạn cần thiết lập một bảng đánh giá mẫu với các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí thường tập trung vào những yếu tố như sau:
- Chất lượng công việc.
- Khối lượng công việc.
- Hành vi, tác phong,… của nhân viên.
Hoặc bạn cũng có thể thiết lập thêm nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau nhưng đảm bảo các tiêu chí phải liên quan, có ảnh hưởng đến việc thực hiện của nhân viên. Đồng thời liên quan đến hướng phát triển, chiến lược hành động của công ty.
Sau đó bạn chuyển bản đánh giá để nhân viên tự đánh giá về việc thực hiện công việc. Cuối cùng, nhà quản lý và nhân viên cùng nhau trao đổi, thống nhất kết quả.
Phương pháp đánh giá bằng văn bản tường thuật

Sử dụng văn bản tường thuật để đánh giá nhân viên
Với phương pháp này, nhà quản lý sẽ viết bài tường thuật để mô tả quá trình thực hiện công việc của nhân viên diễn ra như thế nào. Thông qua việc tường thuật, nhà quản lý dần hình thành những căn cứ cụ thể. Sau đó nhận định nhân viên đạt hay không đạt, có điểm gì cần khắc phục và phát huy.
Cách tiến hành phương pháp văn bản tường thuật rất đơn giản. Người đánh giá sẽ viết một bản tường thuật ngắn mô tả điểm mạnh, điểm yếu hay những điểm nổi bật trong việc thực hiện công việc của nhân viên.
Phương pháp so sánh để đánh giá nhân viên

So sánh để tìm ra nhân viên vượt trội
Phương pháp so sánh gồm có hai dạng là so sánh cặp và luân phiên. Nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh việc thực hiện công việc của nhân viên với đồng nghiệp. Có thể là đồng nghiệp cùng phòng, cùng bộ phận chuyên môn.
So sánh cặp là việc nhà quản lý tiến hành so sánh từng cặp nhân viên. Từ đó tìm ra người có kết quả thực hiện công việc tốt hơn.
So sánh luân phiên là quản lý tiến hành so sánh tất cả nhân viên trong bộ phận theo một tiêu chí nhất định. Từ đó lựa chọn được người xếp hạng 1, 2, 3… cho đến người xếp hạng cuối cùng.
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Giúp nhà quản lý xác định đâu là nhóm hay nhân viên giỏi nhất, tệ nhất của mình.
- Kết quả đánh giá là căn cứ để nhà quản lý đưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, đào tạo, sa thải…
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Thông qua những phương pháp này, quản lý có thể xác định được việc thực hiện công việc của nhân viên có đi đúng hướng hay không.