5 kỹ năng Xử lý Tình Huống Giao Tiếp dễ áp dụng

5 kỹ năng Xử lý Tình Huống Giao Tiếp dễ áp dụng
5/5 - 1 votes

Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống là yếu tố mà bất kỳ ai cũng cần phải có. Làm thế nào để bản thân có được năng lực giao tiếp thông minh và tinh tế? Nắm chắc được những kỹ năng xử lý tình huống giao tiếp sẽ giúp chúng ta suôn sẻ hơn trong mọi hoạt động cũng như công việc. Dưới đây là những tình huống phổ biến và hướng giải quyết mà bạn có thể tham khảo.

Tình huống giao tiếp cần mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa

Thẳng thắn là cách bày tỏ thái độ, mong muốn nhanh chóng và chính xác. Nó thể hiện những điều của mình với người đối diện. Đây cũng được xem là lối sống đẹp được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên không phải tình huống nào cũng nói năng thẳng thắn, nói ra những suy nghĩ của mình. Bởi có những tình huống bạn phải cần ăn nói mềm mỏng, sâu xa. Nhất là khi bạn đang cần phê bình hay phản đối ý kiến của người khác.

Thay vì bày tỏ sự cáu gắt và khó chịu, hãy nhẹ nhàng trò chuyện với họ và nói ra ý kiến của riêng mình. 

Hãy nói chuyện với đối phương bằng thái độ mềm mỏng

Hãy nói chuyện với đối phương bằng thái độ mềm mỏng

Xoay chuyển tình huống để bản thân trở nên có lợi

Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta phải gặp những tình huống bất lợi. Lúc này cần sự nhanh nhạy để xử lý, tránh gây ra hậu quả đáng tiếc. Kỹ năng giao tiếp khôn khéo theo kiểu đàm phán sẽ mang lại hiệu quả với đối phương. Không phải trong bất kỳ tình huống giao tiếp bất lợi nào, chúng ta cũng hết đường lui, mà bạn phải biết tự tìm đường lui cho mình.

Nhìn vào kỹ năng giao tiếp đàm phán cũng đã được áp dụng rất nhiều. Chắc hẳn không ít lần bạn rơi vào tình huống nguy cấp, đứng trước những tổn thất nặng nề. Thế nhưng nhờ vào khả năng đàm phán tốt, đã có khả năng lật ngược được tình thế.

Tình huống giao tiếp sử dụng câu hài hước

Hài hước là nhân tố cực kỳ quan trọng trong giao tiếp. Bởi đó là điểm tháo gỡ cho mọi cuộc cãi vả và là chìa khoá để mở lòng mình. Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh biết kết hợp ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang đến đạt kết quả tốt hơn rất nhiều. Vì thế khi kể một câu chuyện cười hay một lời đối đáp có thông tin, cách nói hài hước thường làm cho không khí vui nhộn. Đồng thời điều tiết được tình cảm và nhắc khéo người khác mà không làm họ bực mình. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nó.

Tình huống giao tiếp hài hước luôn thu hút được người đối diện

Tình huống giao tiếp hài hước luôn thu hút được người đối diện

Quy luật chung của những câu chuyện hài hước là mở bài dẫn dắt và khởi tạo. Nó mang đến cho người khác nhiều nghi vấn. Để làm được điều này, người kể nên có ngữ điệu thông thường. Sau đó tăng thêm tình tiết nghi hoặc và giải quyết bất ngờ.

Tình huống cần nói ẩn ý với truyện ngụ ngôn

Đôi khi trong giao tiếp, chúng ta cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp. Nhiều lúc lại cảm thấy dễ bị giận dữ, không tiện nói thẳng ra, nên người ta thường dùng công thức ẩn ý qua truyện ngụ ngôn. Có nghĩa là chọn những câu chuyện ngụ ngôn có nội dung ẩn ý bên trong phù hợp với mục đích hướng đến. Hơn nữa là đáp ứng yêu cầu của mình trong tình huống giao tiếp.

Khi khó nói một vấn đề nào đó, hãy lồng ghép vào những câu truyện ngụ ngôn

Khi khó nói một vấn đề nào đó, hãy lồng ghép vào những câu truyện ngụ ngôn

Lợi ích của hình thức này là người nghe phải suy xét mới hiểu hết cái ẩn ý bên trong. Bản thân câu chuyện là những lời khuyên sâu sắc. Do đó người nghe không có lý do để tức giận, tự ái hoặc tự ti. Để dùng phương pháp này có đạt kết quả tốt, người dùng phải am hiểu câu chuyện nhằm lồng ghép phù hợp với trình độ người nghe. Vì nếu người nghe không hiểu gì cả thì sẽ không có tác dụng.

Tình huống giao tiếp phản bác khéo yêu cầu vô lý từ người khác

Đôi khi bạn gặp những người đưa ra cho bạn những đòi hỏi vô lý không thể thực hiện được. Trước tình huống này, đôi khi ta không thể bác bỏ một cách thẳng thừng. Vì có thể chạm lòng tự ái hoặc người ta không thỏa mãn với mình rồi tiếp tục quấy rối.

Với những yêu cầu vô lý từ đối phương, chúng ta nên phản bác ngay

Với những yêu cầu vô lý từ đối phương, chúng ta nên phản bác ngay

Vậy ta nên xử lý thế nào trong tình huống này? Tốt nhất là bạn hãy thừa nhận, sau đó khéo léo chỉ ra sự vô lý vì sao không thể thực hiện được. Bạn cũng có thể cảnh tỉnh người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó cứ giữ nguyên ý kiến. Đặc biệt, chú ý ngôn ngữ không nên gay gắt nhưng phải tỏ ra cương quyết.

Nếu bạn cảm thấy không tự tin lắm vào kỹ năng giao tiếp của mình, hãy nghĩ rằng mâu thuẫn là một cơ hội để tạo ra sự thay đổi tích cực. Và bạn hãy áp dụng các chiến lược cơ bản trên để đi nốt chặng đường còn lại. Mong rằng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm kỹ năng và kinh nghiệm. Từ đó, xử lý những tình huống bất ngờ có thể xảy ra khi giao tiếp.