4 Cách Học Bảng Hóa Trị Lớp 8 Cực Nhanh

Đánh giá bài viết

Bảng hóa trị 8 là nền tảng cần thiết để học tốt bộ môn hóa học cho những lớp cao hơn. Do đó việc ghi nhớ và học thuộc bảng hóa trị là điều mà học sinh nào cũng nên nắm. Để biết cách học bảng hóa trị lớp 8 nhanh chóng thì mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

Xem ngay Chuyên mục : Nhân vật nổi tiếng . Chuyên mục bao gồm 7 bài viết

Cách quy ước hóa trị của nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học là gì?

Nguyên tố hóa học là gì?

– Quy ước: Gán cho H lấy giá trị I, lấy giá trị của H làm đơn vị.

– Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hóa trị bằng bấy nhiêu.

Ví dụ:

  • HCl:Clo hóa trị I.
  • H2O: Oxi hóa trị II.
  • NH3: Nitơ hóa trị III.

– Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với oxi. Hóa trị của oxi được xác định bằng 2 đơn vị, hay nói oxi có hóa trị II.

Ví dụ: BaO: Ba hóa trị II.

– Dựa vào hóa trị của nhóm nguyên tử:

Ví dụ: H2SO4: SO4 có hóa trị II.

Như vậy để xác định hóa trị của nhóm nguyên tử, ta coi nhóm nguyên tử như một nguyên tố bất kỳ.

Xem ngay Chuyên mục : Powerpoint . Chuyên mục bao gồm 17 bài viết

Hướng dẫn cách học bảng hóa trị lớp 8

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hóa trị là của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion là điện hóa trị, có giá trị bằng điện tích của ion tạo thành tử nguyên tố đó.

Để học giá trị cho các nguyên tố hóa học lớp 8 thì bạn có thể sử dụng những cách sau:

Hướng dẫn học thuộc hóa trị theo nhóm giá trị

Cách học bảng hóa trị lớp 8 nhanh nhất

Cách học bảng hóa trị lớp 8 nhanh nhất

– Dựa theo nhóm có hóa trị I, II, III, IV:

  • Nhóm hóa trị I bao gồm: H, Li, F, Na, Cl, K, Ag, Br.
  • Hóa trị II bao gồm: Be, O, Mg, Ca, Zn, Ba, Hg.
  • Hóa trị III bao gồm: B, Al.
  • Hóa trị IV bao gồm: Si.

– Nhóm có nhiều hóa trị:

  • Chì: II, IV.
  • Cacbon: IV, II.
  • Crom: III, II.
  • Photpho: III, V.
  • Nito: III, II, IV.
  • Lưu huỳnh: IV, II, VI.
  • Mangan: IV, II, VII.

– Hóa trị có các gốc gồm nhiều nguyên tố hóa học:

  • Các gốc hóa trị I gồm: OH (hidroxit), NO3(nitrat).
  • Các gốc hóa trị II gồm: CO3(cacbonat), SO4 (sunfat).
  • Các gốc hóa trị III gồm: PO4(photphat).

Cách học bảng hóa trị lớp 8 theo bài ca hóa trị

Bài ca hóa trị dễ nhớ

Bài ca hóa trị dễ nhớ

Bạn có thể học bài ca hóa trị dễ nhớ như sau:

Kali (K), iốt (I) Hidrô (H)

Natri với bạc (Ag), clo (Cl) một loài

Là hoá trị (I) hỡi ai,

Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân.

Magiê (Mg), kẽm với thuỷ ngân (Hg),

Ôxi (O), đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari.

Cuối cùng thêm chú canxi,

Hoá trị II nhớ có gì khó khăn.

Này nhôm hoá trị III lần

In sâu trí nhớ khi cần có luôn.

Cacbon, silic(Si) này đây,

Có hoá trị IV không ngày nào quên.

Sắt kia lắm lúc hay phiền,

II, III nhớ liền nhau thôi.

Lại gặp nitơ khổ rồi

I, II, III, IV khi thời lên V.

Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm

Xuống II lên VI khi nằm thứ IV.

Phốt pho nói đến không dư

Có ai hỏi đến thì ừ rằng V.

Em ơi gắng học chăm ngoan

Bài ca hoá trị cả năm cần dùng.

Học thuộc bảng hóa trị theo bảng chuẩn trong SGK

Số hiệu nguyên tử (Z)Tên cũTên nguyên tố hóa học (IUPAC)Kí hiệu hoá họcKhối lượng nguyên tố (amu)Hoá trị
1HiđroHydrogenH1I
2HeliHeliumHe4
3LitiLithiumLi7I
4BeriBerylliumBe9II
5BoBoronBo11III
6CacbonCarbonC12IV, II
7NitơNitrogenN14II, III, IV…
8OxiOxygenO16II
9FloFlourineF19I
10NeonNeonNe20
11NatriSodiumNa23I
12MagieMagnesiumMg24II
13NhômAluminiumAl27III
14SilicSiliconSi28IV
15PhotphoPhosphorusP31III, V
16Lưu huỳnhSulfurS32II, IV, VI
17CloChlorineCl35,5I,…
18AgonArgonAr39,9
19KaliPotassiumK39I
20CanxiCalciumCa40II
Xem ngay Chuyên mục : Sở thích . Chuyên mục bao gồm 282 bài viết

Bài tập áp dụng cho bảng hóa trị

Bài tập vận dụng hóa học 8

Bài tập vận dụng hóa học 8

Sau khi đã biết cách học bảng hóa trị lớp 8 thì bạn có thể vận dụng vào làm những bài tập sau đây.

Bài tập 1: Lập công thức hóa học cho các hợp chất

  1. Nhôm oxit được tạo nên tử 2 nguyên tố oxi và nhôm Al.
  2. Cacbon đioxit gồm C(IV) và O (II).

Hướng dẫn giải:

  1. Theo quy tắc hóa trị ta có:

x . III = y . II. => x = 2; y = 3.

Vậy Công thức hóa học: Al2O3.

  1. Theo quy tắc hóa trị ta có:

x . IV = y . II. => x = 1; y = 2.

Vậy Công thức hóa học: CO2.

Bài tập 2: Lập công thức hóa học của các hợp chất với hidro của các nguyên tố dưới đây

  1. a) N (III).
  2. b) C (IV).
  3. c) S (II).
  4. d) Cl.

Hướng dẫn đáp án:

  1. a) NH
  2. b) CH4,
  3. c) H2
  4. d) HCl.

Bài tập 3: Viết CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau

  1. a) Điphotpho pentaoxit gồm P(V) và O.
  2. b) Axit sunfuric gồm H và SO4.
  3. c) Bari cacbonat gồm Ba và CO3.

Hướng dẫn đáp án:

  1. a) P2O5= 142.
  2. b) Ca3(PO4)2= 310.
  3. c) H2SO4= 98.

Như vậy là bài viết trên đã gửi đến bạn cách học bảng hóa trị lớp 8 và những bài tập cơ bản. Hy vọng là chia sẻ trên của bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.

  1. - 100%
    1000k vnđ
    0k
    KIẾM TIỀN ONLINE VỚI UNICA AFFILIATE - Giảng viên Unica System
  2. - 84%
    600k vnđ
    99k
    Vận dụng Luật hấp dẫn để đạt mọi điều bạn muốn - Giảng viên Phạm Vũ Bình
  3. - 100%
    800k vnđ
    0k
    Bí quyết trở thành Bartender chuyên nghiệp trong 7 ngày - Giảng viên Nguyễn Tấn Trung
  4. - 100%
    600k vnđ
    0k
    Lần đầu làm Bố - Giảng viên Cong ty Su Tu Tre
  5. - 81%
    1000k vnđ
    199k
    Chìa Khóa Hạnh Phúc Gia Đình - Giảng viên Trần Thị Kim Thành

Câu hỏi thường gặp

Hóa trị là của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion là điện hóa trị, có giá trị bằng điện tích của ion tạo thành tử nguyên tố đó.
Nhôm oxit được tạo nên tử 2 nguyên tố oxi và nhôm Al.