Tóm tắt nội dung
Ủy thác trong công việc là kỹ năng quan trọng mà ban lãnh đạo, quản lý cần phải nắm. Là quản lý cấp cao nhưng bạn lại chưa nắm các hình thức ủy thác trong công việc? Tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp tận tình.
Xem ngay Chuyên mục : Doanh nhân . Chuyên mục bao gồm 19 bài viếtỦy thác trong công việc là gì?

Ủy thác trong công việc là gì?
Ủy thác trong công việc là việc giao cho ai đó trách nhiệm và quyền hạn thay bạn thực hiện công việc. Trong đó, giao việc là yêu cầu cấp dưới thực hiện công việc. Nói tóm lại thì ủy thác là trao trách nhiệm, quyền hạn và phân bổ nguồn lực cho họ thực hiện.
Xem ngay Chuyên mục : Ghi nhớ . Chuyên mục bao gồm 5 bài viếtCác hình thức ủy thác trong công việc phổ biến
Ủy thác đại diện

Hình thức ủy thác đại diện
Đối với mức độ này bạn chỉ cần yêu cầu ai đó đại diện cho bạn. Người đại diện xuất hiện lần đầu tiên vào thời La Mã. Khi một viên trung úy được chọn để làm người phát ngôn nhân danh vị tướng La Mã. Khi lựa chọn một đại diện sẽ đem lại lợi thế rõ rệt cho bạn và người đại diện của bạn. Bởi anh ta sẽ có cảm giác đón nhận những việc mới ngoài quyền hạn.
Các hình thức ủy thác trong công việc – Ủy thác chỉ định
Mức độ tiếp theo là ủy thác chỉ định. Đây là thời điểm bàn giao toàn bộ nhiệm vụ cho ai đó phải hoàn thành công việc. Cụ thể là hoàn thành như thế nào, bao giờ và ở đâu.
Ủy thác quyền sở hữu

Ủy thác quyền sở hữu
Đây là cấp độ ủy thác ở mức độ trung bình. Vào năm 1750, 95% dân số châu Âu vừa làm ăn riêng lẻ, vừa là quản lý, vừa là chủ công ty. Hiện nay, tỷ lệ này đạt 50% vào giữa thế kỷ 21. Qua số liệu trên, ta thấy việc con người sở hữu công việc của riêng của mình đang phổ biến hơn.
Do đó, việc bạn trao lại quyền sở hữu cho mọi người trong các công việc là điều hợp lý. Khi bạn làm điều đó có nghĩa là đang trao trả lại niềm kiêu hãnh, lòng tin và cảm giác được tôn trọng. Từ đó, hiệu suất công việc của toàn bộ công ty sẽ được nâng cao hơn.
Hình thức ủy thác phát triển

Ủy thác phát triển
Đây là hình thức quan trọng nhất trong các hình thức ủy thác trong công việc. Đây là việc ủy thác những mục tiêu dài hạn với đích đến xa hơn là giúp bạn phát triển thành công một nguồn lực vô giá.
Hình thức ủy thác này có thể trở thành một bộ phận của các quy trình, kế hoạch. Và sẽ được thực hiện như một phần các công việc hằng ngày của nhà quản lý. Nếu hình thức này được khai thác hợp lý thì sẽ có giá trị nhất. Đồng thời đóng góp rất lớn vào hoạt động quản lý trong công ty.
Ủy thác quản lý

Hình thức ủy thác quản lý trong công việc
Ủy thác quản lý nhằm mục đích giữ mối quan hệ lâu bền giữa các cấp điều hành và thừa hành. Trong trường hợp chuyển cho ai đó trách nhiệm theo dõi và thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
Đây là hình thức ủy thác mà các vị vua cổ xưa thường áp dụng với tể tướng. Có thể khẳng định ủy thác công việc là mấu chốt của hoạt động quản lý. Khi bạn lựa chọn đúng người, đúng phương thức thì thành công đã ở trong tầm tay.
Xem ngay Chuyên mục : Kinh doanh . Chuyên mục bao gồm 166 bài viếtTầm quan trọng của các hình thức ủy thác trong công việc
– Giúp đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Có thể tận dụng quỹ thời gian eo hẹp để quản lý được nhiều thành viên. Nhờ đó nâng cao hiệu quả công việc chung của tập thể.
– Có thể phát triển kỹ năng của từng cá nhân. Sử dụng chuyên môn của từng cá nhân để giải quyết công việc hiệu quả.
– Nâng cao kỹ năng và chuyên môn, thu thập nhiều kinh nghiệm. Tăng hiểu biết về tổ chức và công việc của nhóm.
Xem ngay Chuyên mục : Sở thích . Chuyên mục bao gồm 282 bài viếtQuy trình ủy thác trong công việc

Các hình thức ủy thác trong công việc
Để có thể ủy thác trong công việc thì cần thực hiện hai bước sau đây.
Bước 1: Chọn việc để ủy thác
Các công việc có thể ủy thác bao gồm:
- Công việc mà mọi người có thể thực hiện được giống như bạn.
- Công việc hỗ trợ phát triển kỹ năng cho các thành viên.
- Có thể là những công việc hằng ngày có mức độ trung bình trở xuống.
- Công việc đủ sức lôi kéo các thành viên tham gia.
Các công việc không nên ủy thác bao gồm:
- Đánh giá kết quả công việc, tham vấn viên.
- Các quyết định khen thưởng, bổ nhiệm, điều động nhân sự.
- Lập kế hoạch tổ chức các công việc cả nhóm.
- Các công việc có mức độ khó trở lên.
Bước 2: Lựa chọn người để ủy thác

Lựa chọn đối tượng ủy thác phù hợp
Trước khi chọn người để bàn giao các hình thức ủy thác trong công việc thì cần trả lời những câu hỏi sau:
- Công việc ủy thác đòi hỏi những kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn nào?
- Tính cấp bách của công việc ra sao? Nếu không thực hiện công việc đúng hạn thì có hậu quả gì?
- Ai sẽ là người nhận công việc?
- Người nào sẽ có lợi khi thực hiện công việc này?
- Ai là người có đủ kỹ năng, chuyên môn và thái độ với công việc được giao?
- Người nào đã từng thực hiện công việc tương tự như vậy?
- Ai là người sẵn sàng thực hiện các công việc được ủy thác?
Chỉ cần trả lời được những câu hỏi trên là bạn đã tìm được người ủy thác trong công việc.
Hy vọng là với những những chia sẻ trên thì bạn sẽ tìm được người ủy thác hoàn hảo cho các công việc.